“Học hát karaoke” – Nghe buồn cười nhưng có thật
Nếu bạn nghe qua ý định “học hát karaoke” chắc hẵn bạn sẽ phá lên cười bỡi bạn luôn nghĩ là”Hát karaoke thì cần gì phải học, cứ thế cầm mic mà hát thôi”. Nhưng nếu bạn thử search google với nội dung “học hát karaoke” chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì có rất nhiều điểm dạy học với nhiều phương pháp khác nhau. Không những thế số lượng học viên cũng không hề ít.
Nếu một ngày nào đó, đồng nghiệp của bạn đã không còn thói quen uống tì tì rồi lăn ra ngủ trong các buổi hát karaoke của cơ quan, họ bỗng hăng hái đòi cầm micro, đứng lên xướng liền mấy bài, thì đừng ngạc nhiên bởi rất có thể họ vừa “tốt nghiệp” một lớp học hát karaoke bí mật nào đó…
Nếu bạ đang tìm kiếm một địa chỉ hát karaoke Đà Nẵng 다낭 가라오케 với các dịch vụ đính kèm thú vị thì hãy truy cập vào link sau nhé! Chúc bạn có những giây phút thư giãn thật thoải mái và đáng nhớ!
Những lớp học hát bí mật
Một buổi trưa chúng tôi thử dự thính một lớp học hát “bí mật”. Mới bước vào cửa đã nghe văng vẳng tiếng “mồ ô mô, mà a ma” từ bên trong vọng ra.
Học viên tên Hoa, tham gia được 4 buổi hào hứng kể cho chúng tôi về những buổi học vừa qua. Chị bảo, “đến học ở những lớp thế này như được giải tỏa, thỏa sức hát hò mà không ngại ai.” Vì không phải chuyên nghiệp, việc đi học cũng giấu giếm nên những bài luyện ôn của thầy, các học viên cũng không dám luyện ở nhà vì sợ lộ, rồi ảnh hưởng đến mọi người.
Thầy truyền cho học trò phương pháp luyện thanh bảo toàn hòa khí gia đình là chỉ cần học cách xì” (3 yêu cầu của lớp luyện thanh cơ bản gồm: Tập lấy hơi, tập xì, tập mẫu luyện thanh). Riêng cái chuyện xì hơi (bằng miệng) này được chị em hưởng ứng nhiệt tình. Đi bộ: xì, đứng lên ngồi xuống: xì, phóng xe từ cơ quan đến lớp học mà gặp cảnh tắc đường: xì. “Thậm chí, xi con cũng trở thành cơ hội để học xì rất hiệu quả”, một chị học viên chia sẽ.
Một học viên khác chia sẻ: “Trong ánh đèn mờ ảo của phòng hát, chị Hiền vẫn cảm nhận được vẻ mặt căng thẳng vì cố nhịn cười của mọi người. Mỗi lần chị hát thường là do bị ép, cố hát cho xong bài, kèm vào đó là những tiếng cười phá lên khi chị cất tiếng hát. Từ đó, chị Hiền chỉ dám làm thính giả trong phong trào “khắp nơi ca hát”.
Quá trình tham gia khoá học hát ở lớp học “bí mật”
Nhiều người không thể chịu được việc bị lép vế trong phòng hát cũng như việc bỏ tiền vào hát nhưng toàn ngồi “phá mồi” thế là công cuộc tìm kiếm các lớp học hát bí mật ra đời.
“Hiện nay có rất nhiều lớp học hát karaoke, giờ giấc cũng rất phù hợp với dân văn phòng. Họ mở vào buổi trưa cho những người không có thời gian. Đặc biệt, lớp học này rất kín đáo, phù hợp với những người làm hành chính như tôi”, chị Hiền hào hứng kể.
“Nổi khổ tâm” của người dạy hát
Anh Vũ Văn Thương, chủ một trung tâm dạy hát karaoke cho biết, hiện nay các lớp dạy hát ở Hà Nội rất nhiều, do đặc thù của những người có nhu cầu học nên giờ giấc cũng hết sức linh hoạt. Nhiều người chỉ đi học được vào cuối tuần, người thì chỉ học được vào buổi trưa những ngày trong tuần.
Nhu cầu học hát karaoke của nhiều người ngày càng lớn, họ không chỉ học để đi giao lưu, tiếp khách, vài năm trở lại đây, rất nhiều cơ quan, ban ngành có tổ chức các cuộc thi hát karaoke. “Một điều đặc biệt ở các lớp này là các học viên đều hát rất dở, thậm chí không có một chút nào về thẩm âm tiết tấu. Việc dạy họ hát cũng là thử thách không hề nhỏ với chúng tôi. Có những người thực sự là không thể dạy nổi, vì họ không có một chút năng khiếu gì về âm nhạc cả”.
Một chủ trung tâm dạy hát karaoke chia sẻ: “Người đi học hát có nhiều lí do khác nhau. Khi đến với lớp học, chúng tôi sẽ hỏi học viên về mục đích của mỗi người để có thể trợ giúp, có hướng đi cụ thể hơn. Rất nhiều người đến để một lần tự tin cầm mic đứng trước đám đông, nhưng cũng có người gặp sức ép tâm lí nên học để giải tỏa căng thẳng và cũng có trường hợp học hát để đi… tán gái”.
Mỗi lớp học thường nhiều nhất chỉ khoảng 3 đến 4 thành viên. Trong các tiết thực hành, giảng viên sẽ chỉ dẫn cho học viên từng câu, từng chữ nhấn nhá, chỉ từng lỗi sai của mỗi người.
Lớp học hát có đầy đủ thiết bị để học viên có điều kiện thực hiện ngay trên lớp dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của các giảng viên. Trước khi cầm mic hát, các học viên phải sang các buổi học kĩ thuật hát để có những kiến thức căn bản về âm nhạc như cách lấy hơi từ bụng khi hát, cách hát những nốt nhạc cao.
Mức chi phí các học viên phải bỏ ra
Học phí của các lớp cũng rất đa dạng.
- Nếu học kiểu một thầy một trò sẽ là 400.000 đồng/buổi;
- Lớp 2 người, học phí 250.000 đồng/buổi;
- Lớp 4 người, học phí 180.000 đồng/buổi.
- Một khóa học thường kéo dài 12 buổi, mỗi buổi diễn ra khoảng 60 đến 90 phút.
Nguyễn Lan Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội), học viên sắp “tốt nghiệp” chia sẻ: “Ban đầu, hầu như mọi người ai cũng hát kém nên thường e ngại, tự ti nhưng với cách khuấy động phong trào của thầy giáo thì mọi người đều tự tin hơn, không khí lớp học cũng sôi nổi hơn. Sau 6 buổi học thì bản thân mình cũng đã bạo dạn hơn khi đứng hát trước mọi người”.
Điểm lợi ích mà việc đi học hát mang lại
Khi đi học hát, nhiều người mới phát hiện ra những lợi ích của nó. Chỉ hơn 10 buổi học cơ bản, học viên có thể không tiến bộ từ trình độ “mèo kêu” lên đẳng cấp “họa mi hót”
Nhanh chóng tút lại sự tự tin của mình, hoàn thiện khả năng diễn thuyết trước đám đông. “Khi bạn đứng trước một người để hát, để luyện giọng.
Với sự luyện tập chăm chỉ, bạn sẽ hát được những bài hát phù hợp với chất giọng của mình.